Hướng Dẫn Sử Dụng – Lập Trình NetworkX

Hướng Dẫn Sử Dụng – Lập Trình NetworkX

—o0o—

  1. Giới thiệu – Hướng Dẫn sử dụng hệ thống :
  2. Giới thiệu sơ bộ về cách truy cập vào hệ thống lập trình thiết bị:
  • Thiết bị ở vào trạng thái hoạt động bình thường, đèn Ready và Service Sáng, khi đó hệ thống hoạt động bình thường, nếu không, sẽ có một số lỗi cơ bản sau:

+. Đèn Power không sáng : Kiểm Tra nguồn điện.

+. Đèn Ready không sáng : Kiểm tra các vùng (zone) bị lỗi, đèn báo zone tương ứng sẽ chớp tắt liên tục.

+. Đèn Service sáng : Hệ thống đang báo lỗi, cần kiểm tra cách cài đặt và các location trong system. Phần lớn là lỗi thường đóng/ thường mở của các vùng cài đặt.

+. Khi kích hoạt hệ thống, xuất hiện tiếng pip kéo dài thất thường, kiểm tra lại bình acquy.

  1. Lắp đặt hệ thống:

– R / T                         : Kết nối với line điện thoại

– Earth                        : Tiếp đất

– AC / AC                   : Kết nối với nguồn 16v AC của máy bíên thế . 

– Bell+ / Bell –           : Kết nối với Loa, đèn & còi.

–  Data / Com / Pos   : Kết nối với bàn phím & Card mở rộng (Zone 9 ~ 24)

– Smoke / Com          : Kết nối với nguồn thiết bị ( nếu thiết bị sử dụng nguồn ). 

– Zone-com                : Kết nối vơi data của thiết bị

* Lưu ý :

– Tất cả các nguồn ra của các zone và thiết bị chấp hành đều phải gắn điện trở 3,3 Kohm tại thiết bị cuối cùng, nếu không bàn phím sẽ báo lỗi.

– Nếu là tủ nhân đôi vùng thì các Zone bình thường ta gắn điện trở 3,77 Kohm: còn các Zone mở rộng ta gắn điện trở 6,9 Kohm( lúc này lập trình thêm kiểu vùng ở Loc 27,29,31,33,35 và nhân đôi ở Loc 37, sẹg mục 2) chỉ nhân đôi nếu là báo trộm còn đối với báo cháy chỉ phải gắn thêm card mở rộng.

– Nếu gắn thêm card mở rộng , thì tại Board card ta nối hai đầu dây thông giữa đầu Tamper & đầu Come R = 3,3Kohm. Ba đầu dây ra gắn chung với ba đầu dây của bàn phím.

  1. Hướng dẫn sử dụng :

* Vào gác ở chế độ Away ( đi vắng ) : Sử dụng khi ra khỏi phạm vi bảo vệ:.   

B1.      Đóng tất cả các Zone .

Đèn Ready sáng hoặc chớp khi tất cả các Zone an toàn, nếu Zone nào được Bypass Sensor ở Zone đó khi bị kích hoạt vẫn không ảnh hưởng đến đèn Ready. Sẽ không vận hành hệ thống được nếu đèn Ready tắt.

B2 .     Nhập mã sử dụng 1 2 3 4 . Đèn Arm & Exit sẽ sáng . Xong rời khỏi nhà .

*  Lưu ý:

Đèn  Exít sẽ chớp nhanh trong 10s cuối để báo thời gian trễ ra sắp hết. Có thể tắt và mở lại nếu cần thêm thời gian.

*  Gác nhanh – tức thời:

B1.   Đóng tất cả các Zone.

Đèn Ready sáng hoặc chớp khi tất cả các Zone an toàn, nếu Zone nào được Bypass Sensor ở Zone đó khi bị kích hoạt vẫn không ảnh hưởng đến đèn Ready. Sẽ không vận hành hệ thống được nếu đèn Ready tắt

B2. Nhấn phím exit ( hoặcc phím STAY). Đèn Arm & Exit sẽ sáng..

      Nếu bấm STAY thêm một lần nữa thì sẽ có chế độ gác tức thời ở chế độ vào.

Chế độ gác nhanh này chỉ mở chứ không tắt được hệ thống, muốn ngưng vận hành hệ thống bắt buộc phải nhấn 1 2 3 4.

* Reset các sensor : đầu báo cháy khi có sự cố – đèn Fire sáng :

Khi hệ thống báo động cháy (cháy thật hay khi ta đi kiểm tra các đầu dò) các thiết bị chấp hành sẽ báo động, muốn tắt ta thực hiện các bước sau :

Bước1.       1 2 3 4  ( nhập mã sử dụng, mã này có thể thay đổi tùy theo người sử dụng).Lúc này còi sẽ tắt.

Bước2.        * 7        ( Hệ thống sẽ trở lại bình thường – đèn Fire sẽ tắt– nếu là vùng báo cháy)

* Thử còi, đèn & chuông:

        Để kiểm tra xem các thiết bị chấp hành có hoạt động hữu hiệu khi sảy ra sự cố hay không. 

Bước1.    * 4 ( Hễ thống sẽ báo đèn – còi )

                Nếu khôg báo ta chú ý 02 điều :

                + Xem lại còi, đèn chuông có hở mạch, đứt dây, sửa chữa.

                + Xem lại phần lập trình đèn còi  ( Location 37 phía dưới ).

Bước2.    + Nhấn 1 2 3 4  để tắt đèn còi, chuông.

  1. Hướng dẫn lập trình đơn giản hệ thống networkX:
  2. Sau đây là các bước tiến hành truy cập vào hệ thống :

+. Truy cập vào hệ thống                       : */8                : 05 đèn chức năng chớp liên tục

+. Mật khẩu mặc định của hệ thống     : 9/7/1/3         : 01 đèn Service chớp, 05 đèn chức năng sáng.

+. Truy cập vào servies                         : 0/#                : Đèn service chớp, Đèn Armed sáng.

  • Lưu ý : +. “#”: Kết thúc Location : Lệnh Lập Trình.

+. “*”: Kết thúc thông số thiết lâp Location.

  • Tất cả những chức năng cần thiết của hệ thống đã được nhà sản xuất mặc định, ta chỉ lập trình lại những chức năng nào phù hợp với yêu cầu của mình. Ta thực hiện lập trình theo thứ tự các Location sau ( nếu Location nào không cần thiết thì không cần lập trình).

 Reset default system:9/1/0/#

  • Reset trung tâm về mặc định sản xuất của nhà máy (main chính)
  • */8/9/7/1/3/0/#9/1/0/# Khi nghe 04 tiếng bip liên tục là xong.
  • Reset các card phụ về mặc định sản xuất của nhà máy (main phụ)
  • */8/9/1/0/#. Đèn trở về trạng thái Ready ( Đèn ready và Power sáng)
  • Lưu ý : Khi reset thiết bị về trạng thái mặc định của nhà máy, ta cần chờ khoảng 30s để thiết bị khởi động, nhận diện toàn bộ modul đang liên kết – đấu nối .
  1. Thiết lập vùng điều khiển (zone) trong thiết bị :25/27/29/31/35
  • Để thiết lập thuộc tính vùng từ Zone 01 đến Zone 48 ta làm như sau :
  • trong hệ thống là thường đóng hay thường mở, ta dùng lệnh sau :
  • Bước1: */8 :Truy cập vào hệ thống.
  • Bước2: 9/7/1/3 : Mật khẩu mặc định nhà máy.
  • Bước3: 0/# :Truy cập vào chức năng lập trình.
  • Bước4: 2/5/# : Thiết lập thông số vùng (zone) cài đặt.
  • Bước5: 3/* : Thiết lập vùng báo trể

+: 6/*              : Thiết lập vùng báo tức thời

+: 8/*              : Thiết lập vùng báo cháy.

  • Bước6: # Lưu và thoát khỏi location 25

Ví dụ : networx 6zone, vùng 1=> 5 báo tức thời, vùng 6 báo cháy: B6 : 6/*/6/*/6/*/6/*/6/*/8//#

  1. Thiết lập thời gian trễ vào ra cho các Zone trong hệ thống : Location 24#

– B1,,B2,,B3….Tương tự như trên

– Bước4.      24 #

– Bước5.      30*   ( VD trễ vào là 30 giây)

– Bước6.      60*   (VD  trễ vào là 60 giây)

 

 

  1. Thiết lập thời gian báo động tức thời 10 giây, thay vì 60 giây.

– B1,,B2,,B3….Tương tự như trên

– Bước4.      37 #

– Bước5.      Kích hoạt số 3,4 sáng trên bàn phím

– Bước6.     * # exit exit

  1. Thiết lập chế độ báo động tức thời, báo bip còi khi kích hoạt hệ thống.

– B1,,B2,,B3….Tương tự như trên

– Bước4.      24 #

– Bước5.      10*10* ( VD trễ vào là 10 giây)

– Bước6.      # exit exit

  1. Thiết lập tín hiệu còi 12v DC cho hệ thống: 37/#
  • B1,B2,B3 : Tương tự như trên
  • Bước4 : 3/7/# : Thiết lập nguồn 12v DC cho hệ thống.
  • Bước5 : *
  • Bước6 : 1/* : Luôn cấp nguồn 12v DC Cho hệ thống khi có cảnh báo.
  • Bước7 : *
  • Bước8 : *
  • Bước9 : 8/*   : Cấp nguồn liên tục không ngắt quãng khi có cảnh báo !
  • Bước10:: # : Thoát và lưu lại thông số cài đặt.
  1. Thiết lập cảnh báo qua điện thoại khi có sự cố :

1)  LOCATION 0 / 2 / 3: Để kết nối với số điện thoại thứ nhất (di động hoặc để bàn) khi sảy ra sự cố  thì hệ thống sẽ kết nối để cảnh báo:

Thí dụ: Nhập vào số điện thoại thứ nhất : 090…………………….., số điện thoại thứ hai : 090………………….., số điện thoại thứ ba:  090…………………….. Mỗi khi sảy ra báo động, máy điện thoại thứ nhất sẽ nhận dược tín hiệu báo động ( reng 03 lần), mỗi  lần cách nhau 08s. Nếu máy thứ nhất bận thì máy thứ hai sẽ nhận được tín hiệu báo động. Nếu máy thứ hai bận thì máy số ba sẽ nhận được tín hiệu báo động.

Cách thực hiện: Ta thực hiện lập trình cho máy điện thoại thứ nhất trước :

Bước 1:    * / 8

Bước 2:    9 / 7 / 1 / 3

Bước 3:    0 / #

Bước 4:    0 / #

                 15 *

                 0* / 9* / 0* / 3* / 8* / 4* / 0* / 6* / 1* / 2*

                 14 *   ( Để kết thúc số điện thoại cần phải nhập vào)

                 13 *   ( Cho phép mỗi lần báo động cách nhau 04 giây)

                 13 *   (Nếu muốn cách nhau 08 giây thì thêm dòng này)

#

Bước 5:    2 / #

                 15*   ( Là định dạng máy di động)

Bước 6:    3 / #

                 3 *    (3: là số lần báo động)

                 1 *    ( Nếu có thừ 02 máy điện thoại cần báo trở lên, nếu chỉ có 01 máy điện thoại cần báo thì ở mục này nhấn số 0*).

Bước 7:    #

 2)  LOCATION  6 / 8 / 9 : Để kết nối với số điện thoại thứ hai  ; 090… ta lập trình như sau:

B1,,B2,,B3,, tương tự như trên .

Bước 4.     6 / #

                 15 *

                 0* / 9* / 0* / 3* / 7* / 2* / 8* / 8* / 7* / 8*

                  14*

                 13*

                  #

Bước 5.    8 / #

                 15*

Bước 6.     9 / #

                  2*

                 1*

Bước 7.          #

3)  LOCATION 12 / 14 / 15 : Để kết nối với số điện thoại thứ ba:0908……………

       Ta tiếp tục lập trình cho số điện thoại thứ ba:

B1,,B2,,B3,, tương tự như trên .

Bước4.     12 / #

                 15*

                 0* / 9* / 0* / 3* / 7* / 0* / 1* / 4* / 3* / 1*

                 14*

                 13*

                 13*

                 #

Bước5.     14 / #

                 15*

Bước6.     15 / #

                 2*

                 1*

Bước7.      # Exit 2 lần

 

LOCACION 23 :

B1,,B2,,B3,, tương tự như trên .

B4.      23 / #

B5.      15* 4* #

  1. Hướng dẫn kết nối card NX-540 vào Main Trung Tâm :
  • Kết nối card mở rộng NX-540 vào main trung tâm, ta có thể điều khiển thiết bị từ điện thoại di động. Ta làm theo cá bước sau :

B1,,B2, tương tự như trên .

Bước 3:    40#

Bước 4:    0#

Bươc 5:    6*        Số lần đổ chuông

Bước 6:    #

Bước 7:    179#   Nhìn keyboard sáng đèn 1 và 5.

Bước 8:    *

Bước 9:    # Exit Exit

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH TỔNG ĐÀI PANASONIC KX-TEB308, KX-TES824, KX-TA308, KX-TA616

Hướng dẫn lập trình tổng đài điện thoại panasonic KX-TEB308, KX-TES824 bằng...

Hướng dẫn cài đặt Bộ báo trộm GS-6000

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ CÀI ĐẶT BÁO ĐỘNG BÁO TRỘM GS-6000...

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT TỔNG ĐÀI PANASONIC KX-NS300

Hướng dẫn cài đặt tổng đài Panasonic KX-NS300. Kết nối bưu điện,...